GIẤC NGỦ NGON VỚI NGƯỜI LỚN TUỔI

Làm sao để người già dễ ngủ hơn?

Làm sao để người già dễ ngủ hơn? lam sao de nguoi gia de ngu hon?Theo quy luật tự nhiên và nhịp sinh học của con người, càng về già chúng ta càng cảm thấy khó ngủ. Thông thường những người trưởng thành mỗi ngày cần phải ngủ đủ từ 7-9 tiếng đồng hồ nhưng đối với người già thì môi ngày học chỉ có thể ngủ được 4-5 tiếng, và chỉ ngủ sâu được 1-2 tiếng chính vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và thể trạng. Vậy làm sao để người già dễ ngủ hơn? Suckhoe9.com xin tư vấn cho các bạn một số bí quyết đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện để đảm bảo một giấc ngủ ngon cho người lớn tuổi.

Phương pháp giúp người già dễ ngủ hơn

Định nghĩa giấc ngủ ngon

Một giấc ngủ ngon là giấc ngủ đảm bảo cả về số lượng và chất lượng có nghĩa là phải ngủ đủ giấc và ngủ sâu. Sau một giấc ngủ ngon thật sự bạn sẽ thức dậy với tinh thần thoải mái, sảng khoái, sẵn sàng cho các hoạt động tiếp theo của cuộc sống.

hương pháp giúp người già dễ ngủ

Chăm sóc giấc ngủ người già, cham soc giac ngu nguoi cao tuoi

  1. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày:
    – Đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất, giảm chất béo, chất ngọt, tăng cường vitamin, khoáng chất và chất xơ để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Một sức khỏe tốt sẽ là điều kiện quan trọng để có một giấc ngủ ngon. Nếu cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng, vi chất quan trọng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ mỗi ngày.
    – Bổ sung các thực phẩm giúp người lớn tuổi ngủ ngon như: Trà tim sen, trà actiso, trứng vịt lộn, nhãn, táo tàu, nước yến…
    – Người lớn tuổi không nên uống rượu bia và hút thuốc lá vì nó sẽ làm tổn hại các tế bào gan, phổi, gây những biến chứng không tốt về đường hô hấp.
    – Tránh xa các thực phẩm gây khó ngủ như: Trà, cà phê, nước ngọt có chất cafein như cocacola, pepsi, bò húc,…
  2. Chế độ nghỉ ngơi:
    – Giữ cho tinh thần thoải mái: Tránh lo lắng, bức xúc, nóng giận, stress là những nguyên nhân khiến người lớn tuổi càng khó ngủ hơn.
    – Chế độ ngủ nghỉ phù hợp, điều độ: Người lớn tuổi nên tạo cho mình thói quen ăn uống, ngủ nghỉ điều độ để đồng hồ sinh học của cơ thể hoạt động tốt, nên đi ngủ sớm và dậy sớm để tập những bài thể dục nhẹ nhàng, buổi trưa nên ngủ từ 45-60 phút để phục hồi sức khỏe và tránh mệt mỏi.
  3. Chế độ tập luyện thể dục thể thao:
    – Tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày: Bằng những môn thể thao phù hợp như chạy bộ, tập dưỡng sinh, yoga,… để tăng cường sức khỏe, nâng cao độ dẻo dai, giúp ăn ngon, ngủ tốt hơn. Và việc tập luyện không được quá sức, chỉ nên tập 30-45 phút mỗi ngày, tốt nhất nên tập vào buổi sáng và không nên tập vào buổi tối vì nó sẽ khiến bạn khó ngủ.
  4. Vài lưu ý chuẩn bị phòng ngủ cho người già:
    – Phòng ngủ chỉ để dành cho việc ngủ, không để đồ đạc lộn xộn, tránh xa tiếng ồn, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp và kín gió về mùa đông.
    – Người lớn tuổi hay bị đau lưng chính vì thế nên sử dụng nệm nước mát mùa hè và nệm dày mùa đông để ngủ ngon.
    – Khi ngủ, không nên để đồng hồ trong tầm mắt; ánh sángđèn ngủ vừa phải, nhẹ dịu.
  5. Lưu ý trước khi ngủ:
    – Nên tắm bằng nước ấm để tăng nhiệt cơ thể, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi ngủ.
    – Nếu có thể, hãy ngâm chân với nước muối ấm và một vài lát gừng để cơ thể thư giãn, thoải mái giúp người lớn tuổi ngủ ngon hơn.
    – Uống 1 ly sữa ấm trước khi đi ngủ 1 tiếng sẽ là liệu pháp “ru ngủ” rất tốt.
    – Chỉ đi ngủ khi nào cảm thấy buồn ngủ và muốn ngủ, không nên ép mình phải ngủ sẽ tạo ra những phản ứng không tốt.

Với các phương pháp trên sẽ giúp bạn chăm sóc người già một giấc ngủ sâu và ngon, đem lại một sức khỏe dồi dào hơn. Vậy bạn đã biết cách làm sao để người già dễ ngủ hơn rồi phải không? Tuy nhiên đối với trường hợp người cao tuổi vì lý do bệnh lý mà không thể ngủ được và có biểu hiện rối loạn giấc ngủ thường xuyên thì phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để có liệu pháp điều trị phù hợp nhé