TẦM QUAN TRỌNG CỦA VITAMIN ĐỐI VỚI CƠ THỂ NGƯỜI

Vitamin đóng vai trò là chất xúc tác trong các phản ứng sinh hóa, từ quá trình trao đổi chất, đến xây dựng hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Vitamin có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sản sinh năng lượng, duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Mỗi loại vi chất có những công dụng riêng và đều chứa trong nguồn thực phẩm hàng ngày. Vitamin giúp chuyển hóa tối đa chất dinh dưỡng thành năng lượng sống cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể.

Vitamin A

Vitamin A là một chất thuộc nhóm vi chất dinh dưỡng, là những chất mà cơ thể hầu như không thể tự tổng hợp được mà phải đưa từ ngoài vào ( thường là từ thực phẩm) với một lượng rất nhỏ so với khẩu phần ăn hàng ngày.

Vitamin A có rất nhiều tác dụng quan trọng đối với cơ thể nhưng bạn cần biết những vai trò chính yếu sau đây:
-Trên mắt, Vitamin A có vai trò tạo sắc tố võng mạc giúp mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng, nếu thiếu vitamin A sẽ giảm khả năng nhìn trong bóng tối hay còn gọi là mắc bệnh quáng gà, nếu không điều trị sẽ dẫn tới mù lòa.
-Trên da và niêm mạc, Vitamin  A giúp tăng tiết chất nhày và ức chế sự sừng hóa. Nếu thiếu Vitamin A sẽ làm giảm bài tiết chất nhày và tăng sự sừng hóa khiến cho mắt bị khô da bị khô, nứt nẻ và sần sùi.
-Trên xương, cùng với Vitamin D, Vitamin A có vai trò giúp cho sự phát triển xương và tham gia vào quá trình phát triển cơ thể, đặc biệt ở trẻ em. Nếu thiết Vitamin A trẻ em sẽ còi xương, chậm lớn.
-Trên hệ miễn dịch, Vitamin A giúp tăng tổng hợp các protein miễn dịch nâng, cao sức đề kháng của cơ thể do có tác dụng chống oxy hóa. Khi thiếu Vitamin A cơ thể dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn và tổn thương ở đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục. Dễ nhạy cảm với tác nhân gây ung thư.
 
Khi trẻ bị thiếu vitamin A thường bị mắc bệnh khô mắt mà biểu hiện lâm sàng sớm nhất là quáng gà, phát hiện bệnh thông qua các biểu hiện: vào lúc chậm choạng tối, đứa trẻ trở nên nhút nhát, chỉ ngồi yên tại chỗ, không dám đi lại hoặc chạy đùa theo bạn. Trẻ lớn thường phải lần tường khi đi lại và hay va vấp vào những đồ vật trên lối đi và hay bị vấp ngã. Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì lòng trắng của mắt mất vẻ bóng nhẵn, xuất hiện nếp gấp về sau cả lòng đen cũng bị đục. Lúc này trẻ sợ ánh sáng, luôn nheo mắt, thậm chí nhắm nghiền mắt hay quay vào chỗ tối.
 
Vitamin C



 
Vitamin C, còn được gọi là acid ascorbic , là một acid hòa tan trong nước trong chất dinh dưỡng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Trong cơ thể, Vitamin C là một trong nhiều chất tham gia hệ thống phòng thủ chống oxy hóa của cơ thể. Các chất chống oxy hóa (vitamin E, beta-caroten, Vitamin C) có thể chuyển các tác nhân gây oxy hóa thành những chất vô hại và thải ra nước tiểu.
Vitamin C kết hợp với nhiều dạng gốc tự do và “quét dọn” chúng ra khỏi cơ thể, giúp phục hồi Vitamin E trở lại dạng có khả năng chống oxy hóa. Cơ thể cũng cần vitamin C để làm cho collagen , một protein cần thiết để giúp vết thương chóng lành. Ngoài ra, vitamin C giúp cải thiện sự hấp thu sắt từ thức ăn thực vật và giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động đúng để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
 
Cơ thể bị thiếu hụt Vitamin C sẽ gây ra các triệu chứng như: Chảy máu chân răng, dễ bị các vết thâm tím, đau nhức cơ thể, hay bị cảm và nhiễm trùng, chảy máu cam, da nhăn, sạm, hay dị ứng, loãng xương, vết thương lâu lành, giảm khả năng sinh sản.
 
Vitamin D

Vitamin D là một nhóm các Secosteroid tan được trong chất béo, có chức năng làm tăng cường khả năng hấp thu Canxi và Phosphat ở đường ruột. Ở người, các hợp chất quan trọng nhất trong nhóm này là vitamin D3 (còn được gọi là Cholecalciferol) và vitamin D2 (Ergocalciferol). Cholecalciferol và Ergocalciferol có thể đưa vào cơ thể qua việc ăn uống và các biện pháp bổ sung. Cơ thể cũng có thể tổng hợp vitamin D (đặc biệt là Cholecalciferol) ở da, từ Cholesterol, khi da được tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời (vì thế nó còn được mệnh danh là "vitamin ánh nắng").

Vitamin D3 có vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ mà chủ yếu là canxi và phosphat. Vitamin D3 làm tăng hấp thu canxi và phosphat ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở ống lượn gần, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng.
Vitamin D3 giúp tăng lượng protein tạo xương osteocalcin. MK7 giúp hoạt hóa protein tạo xương Osteocalcin, giúp gắn canxi vào khung xương. Theo Allison (2000), khi cơ thể thiếu MK-7, Protein Osteocalcin dù đã được tạo ra nhưng vẫn không có khả năng gắn và mang calci vào khung xương.

Nguyên nhân dẫn đến còi xương ở trẻ em là do thiếu ánh sáng, hoặc do ăn uống không đầy đủ dẫn đến thiếu vitamin D3. Khi thiếu vitamin D3 sẽ làm giảm hấp thu calci ở ruột, thận gây nên bệnh còi xương. Dấu hiệu sớm của còi xương là trẻ ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, ra mồ hôi trộm về đêm, máng tóc ở phái sau gáy và hai thái dương mọc rất thưa. Nếu thiếu vitamin D kéo dài có thể làm chậm biết ngồi, chậm biết đi ; chân bị cong vẹo sinh ra chứng vòng kiềng. Khi bị còi xương trẻ ra nhiều mồ hôi nên dễ bị mất nhiệt và có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Vitamin E

Vitamin E là một chất béo hòa tan trong chất dinh dưỡng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Trong cơ thể, nó hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi những thiệt hại gây ra bởi các gốc tự do. Các gốc tự do là những hợp chất được hình thành khi cơ thể chúng ta chuyển đổi các thực phẩm chúng ta ăn thành năng lượng. Mọi người cũng được tiếp xúc với các gốc tự do trong môi trường từ khói thuốc lá, ô nhiễm không khí và ánh sáng cực tím từ mặt trời. Cơ thể cũng cần vitamin E để thúc đẩy hệ thống miễn dịch nhằm chống lại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Vitamin E giúp mở rộng mạch máu và giảm khả năng bị máu đông.

Thiếu Vitamin E là rất hiếm ở những người khỏe mạnh. Đó là hầu như luôn luôn liên quan đến một số bệnh mà chất béo không được tiêu hoá hoặc bị hấp thụ đúng. Ví dụ như bệnh Crohn, bệnh xơ nang, và một số bệnh di truyền hiếm gặp như abetalipoproteinemia và mất điều hòa do thiếu vitamin E (AVED). Vitamin E cần một số chất béo cho hệ thống tiêu hóa để hấp thụ nó.
Sự thiếu hụt vitamin E có thể gây ra thiệt hại dây thần kinh và cơ bắp mà kết quả đến mất cảm giác ở tay và chân, mất kiểm soát chuyển động cơ thể, suy nhược cơ bắp, và các vấn đề tầm nhìn. Một dấu hiệu của sự thiếu hụt là một hệ thống miễn dịch suy yếu.
 
CÁC VITAMIN NHÓM B
 
 

Vitamin B1

Vitamin B1, còn gọi là thiamine, là một vitamin nhóm B, có trong nhiều loại thức ăn và giữ vài trò rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ thể.
 
Tiến sĩ Sherry Ross, bác sĩ phụ khoa và chuyên gia về sức khoẻ phụ nữ tại Trung tâm chăm sóc sức khoẻ Saint John ở Santa Monica, California cho biết: “Thiamin tham gia vào rất nhiều chức năng của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh, tim mạch và hệ cơ. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong sự vận chuyển điện tích qua màng của các tế bào thần kinh cơ, quá trình hoạt hoá enzyme và chuyển hoá carbonhydrate”.
Theo Trung tâm y học thuộc Đại học Maryland (UMM),  thiamine được đặt tên là B1 vì nó là vitamin nhóm B được phát hiện ra đầu tiên. Và theo Mayo Clinic, nó cũng là một trong những vitamin đầu tiên được xếp loại.
 
“Nếu thiếu hụt vitamin B1, bạn có thể tiến triển những rối loạn đặc hiệu như hội chứng Beriberi và hội chứng Wernick – Korsakoff”, tiến sĩ Arthur nói. Beriberi có thể gây ra những bất thường chức năng hệ thần kinh, suy tim và phù chân trong khi hội chứng Wernick Korsakoff có thể gây ra mất trí nhớ, lú lẫn và khó cân bằng. Ở trẻ em,  thiếu vitamin B1 hay còn gọi là bệnh tê phù (beri-beri), thường gặp nhất ở tuổi nhũ nhi, từ 2 - 3 tháng tuổi do chế độ ăn bột quá sớm. Bệnh thường đi kèm với bệnh suy dinh dưỡng và thiếu các vitamin nhóm B khác. Trong thập kỷ 1950-1960, suy tim do thiếu vitamin B1 là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của trẻ em Philippin. Ngoài ra thiếu hụt vitamin B1 còn kèm theo viêm đa dây thần kinh hay suy tim. Khiến trẻ giảm sút trí nhớ, sức khỏe kém đi và quan trọng hơn là ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
 
Vitamin B2

Vitamin B2 có tên gọi quốc tế là riboflavin. Trong thiên nhiên, vitamin B2 có trong tất cả các tế bào sống. Các loại thực phẩm ta dùng hằng ngày như: ngũ cốc, rau xanh, đậu các loại, thịt, trứng, sữa, tim, thận, gan, lách... đều có vitamin B2 (tỉ lệ mất vitamin B2 khi chế biến thức ăn khoảng 15 - 20%). Hàm lượng vitamin B2 trong động vật cao hơn thực vật. Vitamin B2 thải trừ chủ yếu theo nước tiểu (làm cho nước tiểu có màu vàng), một phần nhỏ thải trừ theo phân.
 
Trong cơ thể, vitamin B2 có nhiều vai trò quan trọng: thành phần quan trọng của các men oxydase; trực tiếp tham gia vào các phản ứng oxy hóa hoàn nguyên; khống chế các phản ứng hô hấp chuyển hóa của tế bào;chuyển hóa các chất: đường, đạm, béo ra năng lượng để cung cấp cho các tế bào hoạt động; tác động đến việc hấp thu, tồn trữ và sử dụng sắt trong cơ thể (rất quan trọng trong việc phòng chống thiếu máu do thiếu sắt).
Vitamin B2 tham gia vào sự chuyển hóa thức ăn thành năng lượng bằng cách chuyển hóa chất bột, chất béo và chất đạm thông qua các loại men, giúp cơ thể tự cân bằng dinh dưỡng. Nó cũng có ảnh hưởng tới khả năng cảm thụ ánh sáng của mắt, nhất là đối với khả năng cảm thụ màu. Vitamin B2 kết hợp với vitamin A làm cho dây thần kinh thị giác hoạt động tốt, đảm bảo thị giác của trẻ phát triển bình thường, trong những trường hợp bị tiêu chảy kéo dài, tổn thương niêm mạc ruột vitamin B2 còn có tác dụng phục hồi làm lành tổn thương niêm mạc ruột.
 
Vitamin B3 hay còn gọi là vitamin PP

Vitamin B3 được xem như một vitamin mà con người có thể tổng hợp từ tryptophan. Đó là vitamin ổn định nhất, tan trong nước và alcohol. Nó bền vững với ôxy hóa, môi trường kiềm cũng như nhiệt độ và ánh sáng. Nó có trong tất cả các tổ chức, rất nhiều ở gan.
Vitamin B3 tham gia vào 150 quy trình khác nhau trong cơ thể con người, đặc biệt là quy trình tạo năng lượng. Vitamin B3 rất cần thiết cho quá trình sản xuất các hooc môn, như là các hoocmon sinh dục nam và nữ, và ngăn chặn những biến dạng của ADN. Từ đó, phòng ngừa nguy cơ ung thư. Loại vitamin này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại những độc tố và hóa chất gây hại.
Trong số các vitamin B, vitamin B3 là loại vitamin độc đáo vì tự cơ thể con người có thể sản sinh ra nó hoặc chế độ ăn chay vẫn có thể cung cấp vitamin B3. Khi sản xuất vitamin B3, bạn cần B2, B6, sắt, và tryp-tophan – là một loại axit amin thiết yếu. Khi mang thai, sự chuyển hóa của axit amin thành vitamin B3 sẽ hiệu quả hơn.

Vitamin B5 hay còn gọi là Acid Pantothenic

Vitamin B5 còn được gọi là acid pantothenic, pantothenate; là một vitamin tan trong nước. Cơ thể rất cần vitamin B5 để tạo ra các hormone và các tế bào hồng cầu khỏe mạnh; chuyển hóa carbohydrate và chất béo thành năng lượng; góp phần hình thành các kháng thể; và được cho là một chất tăng cường khả năng chịu đựng. Ngoài ra, coenzyme A chuyển hóa từ vitamin B5 còn được sử dụng trong cai nghiện, đào thải các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, các loại thuốc có hại ra ngoài cơ thể.

Vitamin B5 có tác dụng điều trị biến chứng của bệnh đái tháo đường như: Loét bàn chân – một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, biến chứng thường dẫn đến việc phải cắt bỏ chân. Ngoài ra, các dẫn xuất của Acid Pantothenic như panthenol, phosphopantethine, pantethine giúp cải thiện nồng độ lipid ở máu và gan.
Sử dụng Acid Pantothenic theo đường uống và đường bôi ngoài da giúp đẩy nhanh quá trình hàn kín vết thương và tăng độ bền vững của các mô liền sẹo. Bên cạnh đó, thiếu hụt vitamin B5 sẽ làm chậm quá trình phát triển của tóc, tóc rụng nhiều; vì vậy bổ sung đầy đủ vitamin B5 sẽ giúp tóc bớt rụng, kích tích tóc mọc chắc khỏe.

Vitamin B6

Vitamin B6 hoạt động như một coenzym giúp chuyển hóa tryptophan thành niacin. Nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất đạm, chất béo, carbohydrate. Vitamin B6 tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin và sự bài tiết của tuyến thượng thận. Vitamin này còn cần thiết cho phản ứng lên men tạo glucose từ glycogen, góp phần duy trì lượng đường huyết trong máu ổn định; giúp bảo vệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và duy trì chức năng não khỏe mạnh.

Vitamin B6 được chỉ định dùng trong những bệnh xơ vữa động mạch, viêm dây thần kinh ngoại vi, suy nhược cơ thể, viêm dây thần kinh thị giác do rượu, viêm thần kinh thính giác do thuốc chống lao...
Sự thiếu hụt vitamin B6 có thể gây ra nhiều triệu chứng: mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu, rối loạn tâm thần, môi nứt nẻ, da khô, rụng tóc. Những người nghiện rượu, bị xơ gan, suy tim, hội chứng urê huyết thường dễ gặp nguy cơ thiếu hụt vitamin B6. Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin B6 quá liều cũng gây ra độc tính. Ở người lớn, việc bổ sung vitamin B6 quá 100mg mỗi ngày sẽ dẫn đến nguy cơ tổn hại thần kinh. Liều cao vitamin B6 còn có thể gây tê bàn chân, bàn tay hoặc thậm chí gây mất cảm giác.

Vitamin B12

Vitamin B12 là những hợp chất hữu cơ có nguyên tử cobalt ở trung tâm, với tên gọi là những cobalamin và có hoạt tính sinh học trên cơ thể người. Thông dụng, vitamin B12 dùng đơn thuần có thể đồng nghĩa với cyanocobalamin, dạng dược chất thường dùng nhất trên thực tế của vitamin B12. Vitamin B12 tham gia phản ứng tổng hợp thymidylate, một thành phần trong phân tử ADN, cung cấp nguyên liệu để tổng hợp ADN, góp phần vào quá trình phân chia tế bào và trưởng thành tế bào trong cơ thể. 

Thiếu vitamin B12 cho thấy ảnh hưởng rõ rệt lên những dòng tế bào có sự phân bào nhiều như các tế bào máu, tế bào biểu mô (nhất là ở niêm mạc đường tiêu hóa). Thiếu vitamin B12 gây suy thoái chất myelin, một chất béo và là thành phần quan trọng của tế bào thần kinh, gây ra những triệu chứng thần kinh.
 
Biotin

Biotin còn được gọi là vitamin H, Coenzyme R, là một vitamin thuộc nhóm B tan trong nước.
 


Tất cả các vitamin nhóm B giúp cơ thể chuyển hóa Carbohydrate thành Glucose, thứ giúp sản sinh năng lượng cho cơ thể. Các vitamin nhóm B cũng giúp cơ thể chuyển hóa chất béo và Protein. Vitamin nhóm B cần thiết cho sự phát triển của da, tóc, mắt, gan. Chúng cũng giúp chức năng của hệ thần kinh hoạt động tốt hơn.
Cơ thể cần Biotin để chuyển hóa Carbohydrate, chất béo, Amino Acid và tổng hợp Protein. Biotin làm tóc, móng chắc khỏe, và nó thường là thành phần trong các mỹ phẩm dành cho da và tóc. Giống như các vitamin nhóm B khác, Biotin tan trong nước, tức là cơ thể không cần dự trữ nó. Tuy nhiên, các vi khuẩn trong đường tiêu hóa có thể sản xuất ra Biotin. Biotin cũng có một lượng nhỏ trong các thực phẩm. Biotin cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của thai nhi, vì thế nó là chất dinh dưỡng quan trọng cần bổ sung khi mang thai.
Choline
Choline là một chất dinh dưỡng quan trọng tương tự như các Vitamin B, và thường hay được xếp chung vào trong một nhóm với nhau, coi như là thành viên của phức hợp vitamin B (vitamin B-complex). Cơ thể chỉ tự sản xuất một lượng choline rất nhỏ; chính vì vậy, việc sử dụng các thực phẩm giàu choline có ý nghĩa quan trọng.
Choline giúp duy trì chức năng của các tế bào của não, và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện và hoạt động của não bộ. Chất dinh dưỡng này có tác dụng: Đảm bảo cho các tế bào trong toàn bộ cơ thể hoạt động bình thường, khi còn trong bụng mẹ, thai nhi hấp thu choline từ mẹ để phát triển khỏe mạnh.
Các nghiên cứu khoa học, từ sớm đã cho thấy rằng Choline có tác dụng thúc đẩy sự sinh sản của tế bào thần kinh ở trung tâm trí nhớ của não. Chính vì vậy, Choline có thể cải thiện khả năng học hỏi và ghi nhớ của trẻ.